'Ăn miếng trả miếng' từ chiếc kẹo tiền thừa ở siêu thị

[ad_1]

Thay vì phải nhận kẹo từ nhân viên siêu thị, vị khách hàng ‘cao tay’ đã trả kẹo thay cho tiền lẻ bằng chính viên kẹo anh được siêu thị trả cho anh từ lần mua trước. 

Những ai có thói quen mua sắm tại siêu thị thì trường hợp nhân viên dùng kẹo thay tiền lẻ trả lại cho khách hàng đã không còn xa lạ gì nữa. Và mới đây, câu chuyện liên quan đến chủ đề này đang được chia sẻ với nhiều bất ngờ. 

an-mieng-tra-mieng-tu-chuyen-tra-tien-thua-bang-keo-o-sieu-thi

Theo những gì chia sẻ trên trang cá nhân thì người đàn ông này phải thanh toán 50.500 đồng cho nhân viên bán hàng. Sau khi đưa 51.000 đồng, nhân viên đưa trả lại cho anh một chiếc kẹo. Do gặp phải trường hợp này quá nhiều lần, anh đã yêu cầu nhân viên trả lại mình tờ 1.000 đồng và trả 500 đồng cho nhân viên bằng chính chiếc kẹo mà ngày hôm trước anh phải nhận từ siêu thị. Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ:

“Đi siêu thị ghét nhất cái trò tụi nó cứ nghiễm nhiên coi 500 đồng hay 1.000 đồng là kẹo, quẳng lại cho mình không thèm hỏi! Nay đi mua đồ thành tiền là 50.500 đồng đưa 51.000 đồng và không cần đoán, lại một cái kẹo cốm! 

Cái mình ức chế nhất là kẹo không biết còn ăn được không hay hết hạn. Điên lâu rồi nay bảo luôn:“ Em đưa lại anh tờ 1.000 đồng đi anh có tiền trả em!”. Vui vẻ đưa lại mình. Mình móc trong túi ra cũng một cục kẹo. “Đây trả em, cảm ơn em!”

Cầm túi đồ bill và đi được một bước nó gọi giật mình lại:

“Ơ anh ơi, đây đâu phải tiền!”

Mình cũng thản nhiên: “Cục kẹo này là cái em trả anh hôm qua mà, y chang cái cục em đưa anh hồi nãy! Sao em bảo không phải là tiền!”

Em thu ngân lại: “Không được đâu anh ơi!”

Mình: “Em được anh lại không được! Tại sao lại vậy?”

Quản lý đứng gần đó chứng kiến hết và đành phải nhận lại cục kẹo!

Đấy mình cứ chấp nhận thì siêu thị cũng nghiễm nhiên cho nó cái quyền ép mà thôi”.

Sau khi đăng tải, câu chuyện nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ cộng đồng: “Tôi ở nước ngoài 1 cent = 250 đồng họ cũng trả đủ, đừng nói là mệnh giá quá ít hay nhà nước không sản xuất tiền. Ở các cây bán vé tự động khi không còn đủ cent nhỏ, họ sẽ in một cái vé với đúng mệnh giá mà họ thiếu của bạn. Bạn có thể gom đủ thành 1 euro rồi mang ra quầy thu ngân để lấy lại tiền”, độc giả Mều Táo bình luận. Hay nhiều cư dân mạng khác cũng cùng đồng tình với cách làm của vị khách này bởi lẽ: “Làm thế là rất đúng, qua Thái Lan đất nước người ta phát triển như nào mà một vài bath còn thối lại đàng hoàng. Bên mình lại thành chiêu ăn của khách. Một hệ thống siêu thị một ngày trả chục nghìn cái kẹo, tính ra thế nào”, Trần Dũng.

an-mieng-tra-mieng-tu-chuyen-tra-tien-thua-bang-keo-o-sieu-thi-1

Tuy nhiên cũng rất nhiều độc giả bày tỏ sự cảm thông đối với những nhân viên siêu thị: “Thật ra họ không phải muốn bán cái kẹo đó cho bạn mà bởi vì tiền lẻ nhiều khi họ không có thật… Tiền 500 với 1.000 đồng bây giờ không mua nổi chén nước chè, mà nhà nước cũng đâu có tái bản thêm mấy cái đồng tiền quá nhỏ đó, quay đi quay lại toàn tiền cũ nát… Tôi chả bênh gì siêu thị, cái họ làm cũng để cho nhanh chóng thuận tiện thôi, chủ thớt là người quá bủn xỉn, hẹp hòi mới không hiểu là nếu tìm được 500 đồng con trả lại chủ thớt thì bao nhiêu người xếp hàng sau chủ thớt rất mất thời gian…”, Facebooker Lam Viet Phan chia sẻ ý kiến của mình.

Nhiều độc giả cho rằng vị khách trong câu chuyện này đang có phần tiếc rẻ những đồng lẻ của mình. Nhưng nhiều luồng ý kiến thì cho răng vấn đề ở đây không nằm ở chuyện tiếc rẻ 500, 1.000 đồng, quan trọng là thái độ của nhân viên siêu thị khi giao tiếp với khách hàng về vấn đề này. “Chỉ cần bảo một câu là anh cầm dùm em kẹo thay tiền lẻ nhé. Hoặc là bọn em hết tiền lẻ rồi anh thông cảm. Chả ai là ý kiến gì cả”, bạn đọc Hà Vũ chia sẻ. Hay như Facebooker Linh Phương Hoàng bình luận: “Anh ơi bọn em không có tiền lẻ anh cầm giúp em một chiếc kẹo. Người ta đã nói là không có rồi thì chả ai lại đi nói là anh không cầm kẹo đâu em đi tìm ai có 500 đồng trả anh. Quản lý không dạy là 500 lẻ thì vất kẹo cho khách, quản lý training là nếu lẻ 500 đồng thì các em nói với khách thay 500 đồng bằng kẹo. Vấn đề ở cái thái độ chứ không nằm ở giá trị 500 đồng nhé”.

Maruko Chan

[ad_2]

— Đăng bởi V —