Những điều cần biết về bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn trường diễn, lây lan qua đường tình dục, tiến triển phức tạp, có giai đoạn phát triển rầm rộ, có giai đoạn kín đáo, có thể ăn vào tất cả phủ tạng người bệnh, đặc biệt là da và thần kinh, tim mạch, phá hoại sức khỏe của bệnh nhân, lại có thể lây truyền sang thế hệ con cháu. Để hiểu hơn về căn bệnh này, hãy cùng các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM tìm hiểu nhé.

1-12102g13f4r5

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

  • Nguyên nhân lây nhiễm trực tiếp do quan hệ tình dục: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giang mai. Trong vòng một năm kể từ khi bị lây nhiễm giang mai mà bệnh nhân không được điều trị thì trong giai đoạn này bệnh có tính lây truyền mạnh nhất, càng về giai đoạn sau của bệnh thì tính truyền nhiễm càng giảm, sau đó 4 năm kể từ khi mắc bệnh thì bệnh giang mai thường không lây truyền trực tiếp do quan hệ tình dục nữa.
  • Nguyên nhân lây nhiễm qua máu: người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh, trong máu có mang xoắn khuẩn giang mai do đó có thể lây nhiễm cho người khác qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm.
  • Nguyên nhân lây truyền từ mẹ sang con: thai phụ bị bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai, thông thường bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kì. Phụ nữ mắc bệnh giang mai hơn 4 năm mà không được điều trị.
  • Nguyên nhân các con đường lây nhiễm khác: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc như hôn môi, bú vú. Thực tế đã có những trường hợp người bệnh có tổn thương giang mai ở miệng, nhưng đã hôn và cắn vào trán một em bé và đã gây thương tổn giang mai ở trán em bé. Hoặc có những trường hợp em bé có tổn thương giang mai ở miệng, khi bú vào vú của vú nuôi hoặc của một người nào đó cũng sẽ làm lây bệnh cho người đó

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về 4 giai đoạn của bệnh giang mai

Triệu chứng của bệnh giang mai

Khi bị lây, xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, song người bệnh không thấy cảm giác hay triệu chứng gì. Nhưng thường sau 3 tuần lễ, triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Trong đa số các trường hợp, đó là một vết trợt rất nông, bằng phẳng, màu đỏ thịt tươi, hình tròn hay bầu dục đều đặn, không có mủ, không có vẩy.

Vết trợt này thường không ngứa, không đau nên người bệnh thường không để ý đến, nhất là ở nữ giới, hoặc khi vết trợt bé và nằm kín ở các nếp da/ niêm mạc sinh dục. Vết trợt đầu tiên đó khoa học gọi là “săng giang mai”.

Săng giang mai có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.

Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.

Gôm giang mai: Là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

Củ giang mai: Là những tổn thương gồ lên mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp hình theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

cach-tot-nhat-phong-tranh-benh-giang-mai

Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM, cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ với những người mắc bệnh giang mai.

Trong thời kỳ đang bị giang mai phụ nữ không nên có thai vì dễ gây ra một số biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu, một số dị tật bẩm sinh khác.

Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục cũng là một khâu rất quan trọng để tránh bị viêm nhiễm.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây những ảnh hưởng xấu tới chính bản thân người mắc bệnh mà còn gây nguy hiểm cho cả người bạn đời/bạn tình. Chính vì vậy, khi mắc bệnh giang mai hoặc trước đó bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn và thấy có biểu hiện giống bệnh giang mai, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, làm các xét nghiệm, tư vấn và có hướng điều trị. Tại phòng khám đa khoa quốc tế HCM, với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho bạn phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất và rút ngắn thời gian điều trị nhất có thể.

Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh giang mai nêu trên hãy nhấp chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng (028) 392 57 111 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh, số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và nữ giới