Hiện thực phũ phàng về phân biệt đối xử với trẻ em giàu, nghèo

[ad_1]

Một cố bé 6 tuổi vào hai vai trẻ em nghèo bẩn thỉu và trẻ con nhà giàu để thấy rõ sự khác biệt trong đối xử của xã hội.

Được chia sẻ, trên trang của tổ chức UNICEF, video về thử nghiệm giúp đỡ cô bé vô gia cư trên đường phố nhận được hơn 1 triệu lượt xem chỉ sau thời gian ngắn đăng tải.

Trong thử nghiệm này, UNICEF mời bé gái Anano 6 tuổi đóng vai là một trẻ đi lạc cho một đoạn quay video ở thành phố Tbilisi, Georgia. Có lúc cô bé sạch sẽ, mặc đẹp, và trông giống như tạm thời bị lạc cha mẹ. Có khi cô bé xuất hiện rách rưới và nghèo, bẩn thỉu và đầu tóc rối bù.

Tuy nhiên phản ứng của những người qua đường cũng thật trái ngược. Không một ai dừng lại để giúp cô bé khi bé được hóa thân thành một trẻ em vô gia cư nhưng họ lại niềm nở giúp đỡ cô bé trong diện mạo tươm tất, sạch sẽ, ăn vận đẹp. Trải nghiệm được thực hiện trên đường phố và trong cả nhà hàng. Sự thật phũ phãng khiến nhiều người xem phải suy ngẫm, thậm chí đã làm cô bé Anano phải bật khóc khi chứng kiến cách mà mọi người đối xử với một cô bé nghèo.

hien-thuc-phu-phang-ve-phan-biet-doi-xu-voi-tre-em-giau-ngheo

Khi vào vai đứa trẻ có điều kiện, mọi người bắt đầu quan tâm hỏi han cô bé. “Cháu có sống ở gần đây không?” – một người qua đường hỏi. Có người thậm chí còn rút điện thoại ra để gọi điện tìm người giúp đỡ cô bé.

hien-thuc-phu-phang-ve-phan-biet-doi-xu-voi-tre-em-giau-ngheo-1

Tuy nhiên, khi được trang điểm lấm lem và mặc quần áo xấu xí, vẫn vị trí cũ, cô bé đứng đó một mình nhưng không một ánh mắt quan tâm, người qua đường không ai dừng lại hỏi thăm em dù chỉ một câu. Lúc này, không ai thèm để ý đến cô bé.

hien-thuc-phu-phang-ve-phan-biet-doi-xu-voi-tre-em-giau-ngheo-2

“Điều này cháu buồn” là tâm sự của một cô bé mới 6 tuổi sau khi trải nghiệm sự phân biệt đối xử của người lớn đối với mình sau trải nghiệm. 

Phát ngôn viên của UNICEF, cô Najwa Mekki chia sẻ: “Mặc dù video được quay ở Georgia, nhưng tính bất công mà đoạn phim lột tả có ở khắp nơi trên thế giới. Trẻ em đường phố nằm trong số những nhóm người bị bỏ rơi và bất lợi nhất, không được tiếp cận với giáo dục hay các dịch vụ chăm sóc y tế. Các trẻ thường không được đăng ký và là đích ngắm của nhiều hình thức bạo lực khác nhau”.

Nếu bạn thấy động lòng muốn giúp đỡ, hay lưỡng lự chưa biết phải làm gì khi đứng trước một đứa trẻ biết chắc là bị bỏ rơi, cô Mekki cho bạn những lời khuyên sau:

“Những cách giúp trẻ em bị bỏ rơi có thể khác nhau tùy mỗi quốc gia, và cũng có thể đưa trẻ đến các hội thiện nguyện uy tín. Nhưng dưới đây là những bước rất cơ bản và hữu ích mọi người có thể áp dụng nếu họ tìm thấy một trẻ em trong hoàn cảnh tương tự.

– Tự giới thiệu bản thân và hỏi xem cha mẹ của bé là ai.

– Nếu không liên lạc được với cha mẹ, hãy gọi đường dây nóng cho tổ chức phục vụ xã hội trong nước của bạn và mô tả vị trí của bé. Họ sẽ tới và kiểm tra tình hình và quyết định chọn cách chăm sóc thích hợp cho bé.

– Hãy ở lại với đứa trẻ cho đến khi nhóm xã hội đến”.

Lam Dương
Video: YouTube

[ad_2]

— Đăng bởi V —