Ông bố bị tai biến tự đi khám bệnh vì sợ làm phiền con

[ad_1]
Người bố già yếu bị tai biến lên thành phố khám bệnh nhưng không dám gọi cho con gái vì sợ làm phiền.

Video ghi lại cuộc nói chuyện giữa tài xế taxi và ông bố bị tai biến tự lên thành phố khám bệnh.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một video ngắn cùng câu chuyển kể về một người đàn ông trung niên bị tai biến lên thành phố khám bệnh nhưng không dám gọi cho con gái mình vì sợ làm phiền. Câu chuyện ngay sau đó đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng. Nguyên văn chia sẻ từ tài xế taxi trên Facebook cá nhân của mình:

ong-bo-bi-tai-bien-tu-di-kham-benh-vi-so-lam-phien-con

Nguyên văn chia sẻ từ người tài xế taxi.

“Trưa nay mình lấy xe chạy cho hãng Grab thì thấy một cô đặt xe. Lúc lên xe thì cô này đi chung với một chú tầm 70 tuổi. Và rồi trên đường đi, cô la mắng chú ấy dữ lắm, cô bảo chú “không biết suy nghĩ, dám đi bộ từ bệnh viện Hùng Vương tới ngã 7 Lý Thái Tổ trong khi vừa bị tai biến xong”.

Hỏi ra mới biết cô là chị của chú này, họ ở Vĩnh Long lên khám bệnh. Chú có cô con gái cũng lên thành phố và lấy chồng ở đây, trước đó chú gọi kêu con rể đón mà không thấy đâu cả, nên chú không dám gọi nữa. Mình hỏi tại sao? Chú nói đi nói lại mấy lần là chú sợ con rể cằn nhằn con gái. Con gái chú mới có con, rồi chú không muốn làm phiền con rể kẻo chả may chúng lại xảy ra chuyện làm phiền không hay.

Cô đi chung liền thêm vào: “Tụi nó dạo này khác quá, nó đâu nhớ tấm bằng đại học nó học được đổi bằng máu của thằng này (ý là công sức chú này hồi xưa nuôi con cái), hồi đó thằng này cũng là kỹ sư sửa máy lạnh, tủ lạnh”. Đến đây thấy rõ chú bật khóc, chú không khóc lên thành tiếng nhưng nhìn thấy rõ nước mắt chú chảy ra và chú nghẹn ngào, siết hai bàn tay vào nhau.

Chợt lúc đó cũng thấy buồn, thấy thương quá, cũng vì lo nghĩ cho con gái mà đến lúc bệnh như vầy lại nhờ chị gái đưa đi khám chứ không dám nhờ con cháu, vì sợ con sẽ bị cằn nhằn.

Sau rồi khi đến nơi là một phòng khám khác, mình nói thôi được rồi chú đi đi, không lấy tiền làm gì, rồi gửi thêm cho chú 100 nghìn để bao giờ khám xong thì chú có bắt xe khách về Vĩnh Long luôn thì về. Rồi chú cho địa chỉ nhà dưới Vĩnh Long, nói rảnh ghé xuống chú chơi. Và cái bắt tay, chú nắm chặt, chặt đến nghẹn…”

Theo cuộc nói chuyện được ghi lại từ video có vẻ như ông bố cũng đã gọi cho anh con rể của mình, nhưng “thôi thông cảm cho con rể mình, mình mà khó khăn với nó nó lại khó khăn với con gái mình”. Ngay sau khi câu chuyện được đăng tải trên các trên mạng xã hội, có rất nhiều luồng ý kiến. Không ít người lên tiếng chỉ trích anh con rể trong câu chuyện này là vô tâm, bất hiếu, bởi lẽ bố vợ hay bố đẻ thì cũng đều là đấng sinh thành của mình, hơn nữa ông bố lên thành phố là để đi khám bệnh.

“Ở trên đời này có những người con vô tâm quá, nó có nghĩ đâu nó có được cuộc sống đầy đủ được học hành thành đạt như ngày hôm nay là nhờ vào xương máu mồ hôi nước mắt vất vả của bố mẹ nó mới có được, vậy mà nó nỡ lòng đối xử như vậy. Thật đau lòng và uổng phí công ơn sinh thành”, bạn đọc Hoàng Kim chia sẻ. “Con cái vô tâm. Bố mẹ già rồi phải nhìn ngó quan tâm hơn chứ. Đến lúc muốn cũng chẳng được. Về nhà không có bóng dáng cha mẹ. Lúc đó mới thấy thấm”, Đinh Phương Huyền bình luận.

ong-bo-bi-tai-bien-tu-di-kham-benh-vi-so-lam-phien-con-1

Một số độc giả khách quan hơn lại có những ý kiến như sau: “Chưa rõ những câu chuyện như thế này là đúng hay sai nhưng mỗi gia đình lại có một câu chuyện riêng. Khoan vội trách những đứa con, biết đâu sự việc lại không như vậy và người đau lòng lại là con cái và cả bác nữa”, Ngoc Huyen Pham cho hay. “Chỉ là ông không muốn làm phiền con rể chứ về phía con gái và con rể chưa biết người ta tốt xấu ra sao nhé, xin đừng phán xét này nọ”, Duy Bá Lê bình luận. Hay như Nguyễn Duy Cường cũng bày tỏ ý kiến của mình như sau: “Ông cảm thấy ông tự có khả năng làm được và không muốn phiền con cái chứ sao? Người già vẫn thường như thế. Bà ngoại mình cũng vậy. Con cháu ở gần, bà cần gì cũng rất nhiều người sẵn sàng giúp nhưng bà chỉ nhờ đến khi bà không tự làm được thôi”.

Không ít những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về độ chính xác, chân thực của câu chuyện, tuy nhiên cho dù sự việc đã diễn ra như thế nào đi chăng nữa thì thông qua những chia sẻ từ anh tài xế câu chuyến này cũng đã lay động khá nhiều người về tình cảm của những bậc cha mẹ dành cho con mình. “Không biết thực hư câu chuyện thế nào nhưng nghẹn ngào lắm”, nguyễn vân bình luận. Facebooker Trần Phương Thảo cũng bày tỏ ý kiến: “Đọc câu chuyện này tự nhiên thấy thương bố mẹ mình. Nhà mình cũng không có con trai. Sau này cố gắng kiếm người con rể hiền lành để bố mẹ thỉnh thoảng còn được nhờ”.

Maruko Chan

[ad_2]

— Đăng bởi V —